Messi gây lo lắng trước Copa America
Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga và thiền có thể giúp bạn giảm căng thẳng.'Mufasa: The Lion King' và những phim hoạt hình hứa hẹn 'gây sốt' phòng vé 2024
Sáng 4.2, đoàn kiểm tra liên ngành H.Tuy An (Phú Yên) đã đến quán cơm Tân Mai trên QL1A, đoạn qua xã An Hiệp (H.Tuy An) để lấy lời khai, làm rõ việc quán cơm này bị khách tố "chặt chém".Theo bà Ngô Thị Kiều Mỹ Trang, chủ quán cơm Tân Mai, thực tế hóa đơn tính tiền là 1.010.000 đồng nhưng khách chỉ trả 700.000 đồng cho bàn ăn 8 người.Cụ thể, trưa 3.2, nhóm thực khách gồm 8 người, trong đó có 2 trẻ em đến ăn cơm. Khách gọi 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào."Lúc nhóm khách này vào thì quán rất đông khách. Sau khi khách gọi món, chúng tôi thương lượng giá 120.000 đồng/phần/người. Khi khách đồng ý, chúng tôi mới làm các món ăn trên. Đến khi đưa hóa đơn tính tiền, khách nói không được tính 2 trẻ em nhưng quán không chịu", bà Trang nói.Sau đó, khách hỏi số tài khoản chủ quán và chuyển khoản 700.000 đồng cho tất cả món ăn trên chứ không phải 1.010.000 đồng như khách đã thông tin.Cũng trong sáng 4.2, tài khoản "Bích Hồng" lại đăng tải thêm thông tin, sau khi phản ánh hóa đơn giá 1.010.000 đồng quá cao so với bàn ăn 8 người thì chủ quán có tính lại hóa đơn 690.000 đồng."Ngay từ đầu ra hóa đơn 690.000 đồng thì bên tôi không ý kiến gì nhưng thái độ nhân viên không thể chấp nhận được. Sau khi lời qua tiếng lại với chủ quán, chúng tôi mới được giảm giá 300.000 đồng", tài khoản Bích Hồng chia sẻ.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.2 (mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), trên mạng xã hội TikTok xuất hiện bài viết của tài khoản "Bích Hồng" về việc cả gia đình đi đến quán cơm tên Tân Mai ăn trưa bị "chặt chém". Thực đơn gồm 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào nhưng khi thanh toán hóa đơn là 1.010.000 đồng.
Đề xuất mua nhà thương mại dưới 3,5 tỉ được vay gói 120.000 tỉ đồng
Theo Hãng AP, tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào hé lộ những dấu hiệu về diễn biến tại Nhà Trắng trong những năm tới.Chỉ trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông Trump đã ân xá cho hơn 1.500 người bị kết án hoặc bị buộc tội trong vụ tấn công Đồi Capitol ngày 6.1.2021, trong đó có những người tấn công gây thương tích cảnh sát. Đây là động thái đầu tiên trong số nhiều quyết định của ông Trump nhằm tưởng thưởng đồng minh và trừng phạt người chỉ trích. Theo AP, ông Trump không còn thấy bị kìm hãm vì không cần quan tâm đến tái tranh cử do đã đạt giới hạn 2 nhiệm kỳ. Hơn nữa, ông không lo ngại hậu quả phát lý sau khi Tòa án Tối cao Mỹ mở rộng quyền miễn trừ cho tổng thống.Ở chiều ngược lại, ông Trump ngừng gia hạn các biện pháp bảo vệ đối với tiến sĩ Anthony Fauci (cựu cố vấn về đại dịch Covid-19 dưới thời ông Trump), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Đây là những nhân vật bị đe dọa tính mạng, và đã liên tục được bảo vệ trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Joe Biden. Ông Trump cũng hủy bỏ chứng nhận an ninh - tức một loại giấy phép giúp các quan chức tiếp cận tài liệu nhạy cảm - đối với các cựu quan chức chính phủ đã chỉ trích ông, trong đó có cựu Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mark Milley.Trong những ngày đầu nhậm chức, Tổng thống Trump chứng minh được ông và đội ngũ của mình đã rút ra nhiều bài học từ 4 năm nhiệm kỳ đầu, cùng 4 năm bị đẩy ra ngoài rìa.Ông Trump nhanh chóng tận dụng thời gian để tạo dấu ấn ngay trong ngày đầu tiên với gần 200 sắc lệnh hành pháp và bản ghi nhớ chính sách, và thay thế các quan chức cũ. Hành động của tân tổng thống phản ánh mức độ tổ chức kỹ lưỡng mà ông không có được trong nhiệm kỳ đầu.Chỉ trong vài ngày, ông xóa đi công sức 4 năm của chương trình thúc đẩy đa dạng, công bằng và hòa nhập trong cơ quan liên bang, hủy bỏ các rào cản hành pháp của ông Biden về trí tuệ nhân tạo (AI) và tiền điện tử, điều thêm quân đội đến biên giới với Mexico và cứng rắn trong quyết định trục xuất người nhập cư.Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các sắc lệnh hành pháp ban đầu của ông Trump mang tính biểu tượng hơn là thực chất, và phần lớn bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Lần này, dù vẫn có những giới hạn về thẩm quyền, giới quan sát cho rằng Tổng thống Trump đã thành thạo hơn trong việc tận dụng thẩm quyền của ông chủ Nhà Trắng.Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump được cho là mang giọng điệu tương đối trung dung, tuy nhiên chỉ một tiếng sau đó, công chúng và giới chính trường lại thấy được điều thể hiện tính cách đặc biệt của tổng thống Mỹ thứ 47. Đó là khi ông Trump công kích dữ dội người tiền nhiệm Biden, Bộ Tư pháp Mỹ và các đối thủ chính trị. Sau 8 năm trong chính trường, ông đã có nhiều kinh nghiệm và tổ chức tốt hơn, nhưng đó vẫn là một Donald Trump luôn muốn mình nổi bật nhất ở tâm điểm thảo luận của nước Mỹ.Hệ thống tư pháp Mỹ được dự báo sẽ có nhiều cuộc đối đầu pháp lý với Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2. Ngay trong ngày đầu tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy quyền công dân theo nơi sinh, được quy định trong Tu chính án thứ 14 từ hơn 1 thế kỷ trước.Thẩm phán tòa án quận John Coughenour cho đó là "sắc lệnh vi hiến trắng trợn" và đã ngăn chặn. Sự đối đầu giữa ông Trump và tòa án không chỉ quyết định số phận của những hành động gây tranh cãi của ông Trump, mà quyết định cả mức độ tận dụng quyền lực của các tổng thống trong tương lai.Tổng thống Trump gọi dầu mỏ là "vàng lỏng", và tin rằng giá dầu sẽ giảm khi Mỹ cùng OPEC khai thác nhiều hơn. Từ đó, lạm phát sẽ bị kéo giảm, và Nga không còn thu được nhiều tiền để chi cho cuộc xung đột ở Ukraine. Đối với ông Trump, dầu mỏ là câu trả lời, là tương lai, bất chấp nguy cơ biến đổi khí hậu.Xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Trump là tập hợp các tỉ phú giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, họ lại là đối thủ của nhau. Bắt tay với những người giàu nhất giới công nghệ đồng nghĩa việc ông Trump có thể vướng vào những màn đối đầu giữa họ. Động thái đối đầu đã xuất hiện sau khi ông Trump công bố khoản đầu tư AI 500 tỉ USD từ 2 công ty OpenAI và SoftBank. Tỉ phú Elon Musk chỉ trích rằng SoftBank không có khoản tiền lớn như trên, và con số đầu tư chỉ là phóng đại, nhưng Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman khẳng định có đủ nguồn tài trợ.Sự hâm mộ của ông Trump dành cho Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley thể hiện ngay trong ngày nhậm chức, với việc ký sắc lệnh đổi tên núi Denali ở bang Alaska thành núi McKinley. Ông Trump được cho là ưa thích chính sách thuế quan của cố tổng thống McKinley và cho rằng nước Mỹ từng ở giai đoạn thịnh vượng nhất vào thập niên 1890, khi ông McKinley tại nhiệm.Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng chính sách của ông McKinley không phải là hình mẫu hợp lý cho thế kỷ 21. Theo tổ chức nghiên cứu chính sách thuế Tax Foundation, doanh thu thuế liên bang năm 1900, thời điểm ông McKinley tái đắc cử, chỉ đạt 3% tổng doanh thu nền kinh tế. Trong khi đó, doanh thu thuế hiện nay chiếm 17% tổng doanh thu nhưng vẫn không đủ gồng gánh chi tiêu chính phủ.
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Năm 2024, các trường ĐH Mỹ có ít học bổng và hỗ trợ tài chính hơn trước?
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).